Tia hồng ngoại xa là gì?

Chúng ta đã nghe quá nhiều về tia hồng ngoại và những ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày nhưng tia hồng ngoại xa thì có rất ít nguồn tin chính thức để tham khảo và đây là bài viết đầy đủ nhất về tia hồng ngoại xa.

Tia hồng ngoại xa là gì?

Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy. Thông thường, mắt chúng ta có thể nhìn thấy 7 màu của ánh sáng từ tím đến đỏ, trong đó ánh sáng đỏ có bước sóng lớn nhất là 700nm. Tia hồng ngoại có bước sóng vào khoảng 700nm đến 1mm và được chia làm 3 loại theo chiều dài bước sóng đó là tia hồng ngoại gần, tia hồng ngoại trung và tia hồng ngoại xa.

Hồng ngoại xa là một phần của ánh sáng mặt trời , có bước sóng từ 4-400 micromet, trong đó khoảng 90% hồng ngoại xa có bước sóng từ 8 – 14 micromet. Các nhà khoa học gọi hồng ngoại xa ở dải bước sóng từ 6–14 micromet là ánh sáng của cuộc sống vì nó rất quan trọng với sự sinh trưởng, phát triển của con người và các sinh vật sống khác, kể cả động vật hay thực vật  ( theo báo cáo của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ ngày 7 tháng 8 năm 1981 , cơ thể con người có thể phát ra năng lượng có bước sóng lên đến 9,4 μm )
Ánh sáng của sự sống liên quan chặt chẽ tới khả năng sinh sản của sinh vật.

 

Các loại ánh sáng:

Nguồn sáng được chia thành tia xạ α, tia X, tia tử ngoại, tia UV, ánh sáng nhìn thấy được. Tia cận hồng ngoại, trung hồng ngoại do có bước sóng khá ngắn nên sẽ dễ làm con người bị bỏng (nóng như lò sưởi, ngọn lửa, lò điện, thảm điện…) thậm chí gây ung thư da, còn làm biến tính thủy tinh thể ở mắt, đều là nguồn sáng có hại.

Bước sóng của tia hồng ngoại xa khá dài, trong khoảng 5,6 – 1000 micromet, là một loại nguồn sáng kỳ diệu có lợi cho sinh vật thể, nuôi dưỡng và phát triển sự sống. Tia hồng ngoại xa phát xạ, xuyên thấu, có tác dụng kiểm soát nhiệt độ và tác dụng cộng hưởng đáng kể, dễ bị vật thể hấp thụ và chuyển hóa thành nội năng của vật thể. Sau khi cơ thể con người hấp thụ được, tia hồng ngoại xa có thể cộng hưởng các phân tử nước trong cơ thể, kích hoạt các phân tử nước, tăng cường lực liên kết giữa các phân tử, kích hoạt các đại phân tử sinh học như protein, nhờ đó các tế bào sinh học ở mức năng lượng rung động cao nhất.

Do hiệu ứng cộng hưởng của các tế bào sinh học, nhiệt năng của tia hồng ngoại xa có thể được truyền đến phần sâu hơn của cơ thể con người, nhiệt độ của lớp sâu bên dưới tăng lên, và nhiệt lượng ấm sinh ra được tỏa ra từ bên trong ra bên ngoài. Hoạt động mạnh này làm cho mao mạch giãn nở, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất giữa các mô, tăng tái tạo mô, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, điều chỉnh trạng thái hưng phấn bất thường của tinh thần, từ đó có vai trò trong chăm sóc y tế.

Tia hồng ngoại xa được áp dụng vào điều trị và chăm sóc sức khỏe ở Thượng Hải, Trung Quốc vào năm 1976. Năm 1977 Nhật Bản bắt đầu nghiên cứu và sau 7 năm thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh tia hồng ngoại xa có thể điều trị trên 50 chứng bệnh khác nhau. Từ những thành công của Trung Quốc, Nhật Bản, các nước phát triển như Mỹ, Đức, Hàn Quốc, … trong hơn hai thập kỷ qua đã liên tục ứng dụng bức xạ hồng ngoại xa từ các vật liệu tự nhiên như đá Germanium (Ge) hay gốm Ceramic, tạo ra các sản phẩm năng lượng rất tốt cho sức khỏe.

Ứng dụng tia hồng ngoại xa

Kể từ khi William Herschel phát hiện ra tia hồng ngoại, đặc biệt là tia hồng ngoại xa, trong ánh sáng mặt trời có lợi cho cơ thể người và các chất hữu cơ, giới Đông Tây y không ngừng khám phá để có thể sử dụng nguồn sáng mà Thượng đế ban tặng áp dụng cho y học. Năm 1980, với 6000 ca lâm sàng thành công tại Nhật Bản, Bộ y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã công nhận chính thức tác dụng của tia hồng ngoại xa.

Picture26

Tia hồng ngoại xa có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực y tế. Với nhiều tác dụng như sau:

  • Làm sạch nguồn nước, khử mùi, cân bằng độ pH, bổ sung khoáng chất và lợi khuẩn.
  • Giảm tổn thương do bỏng, trầy xước và nhanh liền sẹo.
  • Giảm tổn thương do bỏng, trầy xước và nhanh liền sẹo.
  • Điều trị và phòng chống ung thư, bướu ác tính.
  • Viêm dạ dày, gan và thận.
  • Viêm bàng quang, tuyến tiền liệt, tiểu đêm, tiểu giọt của người già.
  • Điều trị bệnh trĩ.
  • Huyết áp cao, huyết áp thấp.
  • Đau vai, đau lưng, thần kinh tọa.
  • Hen suyễn, viêm đường hô hấp.
  • Bệnh tai, mũi, họng.
  • Mệt mỏi, thiếu máu, mất ngủ.
  • Bệnh da liễu.
  • Cơ thể có mùi hôi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *